Nội dung chính
Brand Guidelines là gì?
Brand Guidelines là một bộ cẩm nang thương hiệu. Nó được sử dụng nội bộ hoặc cung cấp cho các đối tác thiết kế quảng cáo. Brand Guidelines là tiêu chuẩn. Mọi hình thức sử dụng nhận diện thương hiệu cần tuần thủ một cách chính xác và nhất quán theo bộ quy chuẩn đó.
Brand Guidelines có hai dạng:
- Quy chuẩn sử dụng online
- Quy chuẩn sử dụng offline.
Đối với Thương hiệu trong ngành công nghệ như: ứng dụng, phần mềm sẽ sử dụng online, đối với Thương hiệu truyền thống có thể gộp cả quy chuẩn định dạng online và offline vào làm một.
Ảnh minh họa
Tại sao phải làm Brand Guidelines?
1. Cẩm nang thương hiệu đảm bảo tính thống nhất cho thương hiệu
Thiết kế nhận diện thương hiệu chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu cho nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu khi xây dựng bộ nhận diện đó là công chúng. Nhận diện thương hiệu cần mở rộng ra bên ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích truyền thông quảng bá, khiến công chúng có kinh nghiệm quá khứ về nhận diện của thương hiệu, biến thương hiệu trở nên gần gũi, quen thuộc với công chúng.
Vậy làm như nào để đạt được điều đó?
Điều gì quan trọng phải nói 3 lần. Nhận diện thương hiệu cũng vậy. Tất cả các dấu hiệu, đặc trưng gợi mở về thương hiệu cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ tại bất cứ điểm tiếp xúc bất kỳ với khách hàng.
Cẩm nang thương thương hiệu chính là chìa khóa, không chỉ là bắt buộc mà còn là trách nhiệm, đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của nhận diện thương hiệu được tuân thủ một cách chặt chẽ.
2. Brand Guidelines giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức
Trong quá trình sử dụng, truyền thông và hợp tác, doanh nghiệp cần sử dụng nhận diện thương hiệu như là một đại diện cho sự xuất hiện của doanh nghiệp. Vì vậy, nhận diện thương hiệu cần có sự kiểm duyệt của Ban quản trị truyền thông của doanh nghiệp.
Bộ cẩm nang thương hiệu cung cấp tới người xem các quy chuẩn logo cần tuân thủ như: tỷ lệ kích thước, các định dạng màu, mã màu trong in ấn, hướng dẫn người sử dụng cách sắp đặt vị trí logo, cách kết hợp logo với các thành phần khác trong một mẫu thiết kế như hình ảnh mảng màu …
Dựa trên các quy chuẩn này, các đơn vị truyền thông nội bộ và ngoài doanh nghiệp có thể soi chiếu và tuân thủ, từ đó hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp có sự thống nhất và đồng bộ khi xuất hiện trên mọi ấn phẩm thiết kế, giúp Bạn quản trị tiết kiệm thời gian và công sức khi quản lý và sử dụng nguồn nguyên liệu nhận diện thương hiệu.
3. Bộ quy chuẩn là cơ sở để bảo vệ thương hiệu trước các yếu tố xâm phạm
Brand Guidelines có các quy chuẩn chính xác được đo lường bằng con số về màu sắc, khoảng cách an toàn, kích thước tiêu chuẩn giữa biểu tượng và tên thương hiệu…
Dựa trên quy chuẩn này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giám sát các hành vi sao chép, xâm phạm tài sản của doanh nghiệp là nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ. Nhờ vậy có thể bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp trước luật pháp và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tham khảo Uber Brand Guidelines
Làm thế nào để xây dựng Brand Guidelines?
Brand Guidelines là tiêu chuẩn đồ họa đảm bảo tính thống nhất của Logo và Bộ nhận diện thương hiệu. Vì vậy trước khi xây dựng kho dữ liệu quy chuẩn cần thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉ, chuyên nghiệp.
Khi xây dựng được hệ thống bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, nhà sáng tạo sẽ thực hiện quy chuẩn dựa trên danh mục các tác phẩm nhận diện.
Brand Guidelines bao gồm những gì?
Một Brand guidelines chất lượng cần có các tiêu chuẩn chặt chẽ, bám sát từ nhận diện lõi đến đặc trưng thương hiệu và các yếu tố phát triển. Nhận diện lõi và đặc trưng là các yếu tố bắt buộc cần tuần thủ. Các yếu tố phát triển cần đảm bảo tính thống nhất nhưng vẫn có các khoảng mở, tạo sự liên kết và sáng tạo.
1. Quy chuẩn logo thương hiệu:
Quy chuẩn logo tiêu chuẩn cần có đầy đủ các thông số và quy định về:
- Giới thiệu chung về thương hiệu
- Ý nghĩa thương hiệu
- Quy chuẩn biểu tượng logo chính
- Dấu hiệu đặc trưng
- Cấu trúc biểu tượng
- Kích thước biểu tượng
- Khoảng cách an toàn
- Các phiên bản dùng kèm tên công ty, slogan, tagline.
- Màu sắc biểu tượng
- Màu sắc nguyên tắc
- Màu trong in ấn
- Màu phụ trợ trong các chất liệu khác
- Màu sắc logo chính trong sự kết hợp với tên thương hiệu, slogan, tagline.
- Kiểu chữ
- Kiểu chữ phổ thông trong văn bản
- Kiểu chữ trong ấn phẩm in
- Kiểu chữ trong quảng cáo biển bảng
- Các trường hợp biến đổi màu sắc logo chính
- Các trường hợp không được phép sử dụng
- Liên kết nhãn hiệu, tài trợ
2. Quy chuẩn đặc trưng thương hiệu
Đặc trưng thương hiệu là những nét đồ họa, mang cảm hứng truyền tải thông điệp của thương hiệu. Dựa trên quy chuẩn này, khi ứng dụng thiết kế và hợp tác thiết kế, người sử dụng sẽ tuân thủ theo đặc trưng này, đảm bảo thống nhất trên toàn bộ các ấn phẩm truyền thông.
3. Quy chuẩn các ấn phẩm truyền thông
Phần này đặc biệt hữu ích với các mô hình chuỗi các điểm bán, của hàng, địa điểm giao dịch như: ngân hàng, chuỗi cửa hàng, chuỗi cửa hàng chuyển nhượng… Dựa trên quy chuẩn này, các ấn phẩm phát triển như biển bảng, banner, poster… sẽ đảm tính thống nhất và tiêu chuẩn của thương hiệu, vừa có tính kế thừa và sáng tạo để phù hợp với đặc điểm và tập khách hàng khác nhau.
Dưới đây là 10 bộ Brand guidelines cực đẹp và đầy đủ của các thương hiệu nổi tiếng có thể là nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp bạn trong việc thiết kế hình ảnh thương hiệu:
1. Medium (xem bản đầy đủ)
Logo
Màu sắc
Nguồn: Behance
2. Skype
Nguồn: Microsoft
3. NASA (xem bản đầy đủ)
4. NIKE Football
5. Barnes & Noble
6. Twitter (tải về)
7. Walmart (tải về)
8. Apple (tải về)
9. Linkedin (Tải về)
10. Amazon (tải về)
Kết luận
Trên đây là những bộ Brand Guideline mẫu miễn phí của các thương hiệu lớn với chiến lược thương hiệu bài bản và hoàn chỉnh. Mong rằng không chỉ những người tìm hiểu chuyên sâu về branding ở mọi lĩnh vực có thể áp dụng vào thương hiệu của mình.
Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hay bắt đầu Thiết kế Logo cho mình ngay
Bạn hãy liên hệ tư vấn (miễn phí) theo số hotline: 090 191 2779