Logo của các thương hiệu nổi tiếng được ví như cánh cửa trước của mọi doanh nghiệp. Nó sẽ là thứ tạo ra những ấn tượng đầu tiên trong mắt khách hàng. Logo là lời chào mời, bao trùm bởi năng lượng và đặc tính của thương hiệu.
Thị trường và các xu hướng liên tục cải tiến và thay đổi, nhưng những yếu tố như typography, layout, bố cục và màu sắc sẽ luôn là yếu tố tác động trực tiếp tới cách người dùng đón nhận logo.
Thấu hiểu cách các thương hiệu lớn sử dụng logo của họ sẽ giúp bạn xác định được chính xác những gì cần phải làm với logo thương hiệu của mình để kết nối với khách hàng.
Dưới đây là 10 Logo thương hiệu nổi tiếng để bạn học hỏi
Nội dung chính
Logo Target
Lịch sử
Target tạo ra logo của họ vào năm 1962. Thời kì đầu, chúng có 3 vòng tròn trắng và 3 vòng tròn đó với tên công ty nằm đè lên trên. 7 năm sau, công ty đã cho chạy một chiến dịch quẩng cáo một người phụ nữ đeo logo của Target như khuyên tai – biến việc sử dụng thương hiệu của Target trở nên hoàn toàn khác biệt và không giống ai.
Vào năm 1989, công ty đã thay đổi hình ảnh ở trong logo, trở thành một wordmark “target”. Nhưng tới năm 2006, logo lại đổi ngược lại và bỏ phần text đi.
Thiết kế logo của Target
Có lẽ cách thể hiện cái tên “Target” tốt nhất chính là sử dụng hình ảnh biểu tượng cho “Target – Mục tiêu”. Đơn giản, đúng không?
Nhưng thứ làm cho logo của Target trở lên nổi bật là nhờ việc sử dụng tone màu đỏ mạnh và yếu tố tối giản. Rất nhiều các logo trong bài viết dưới đây phải qua quá trình rất dài bởi đưa ra được những thiết kế tối giản, nhận diện cao của mình, và Target đã làm được điều đó.
Một logo hình tròn phía trong hình tròn tỏ rõ sự hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp. Sử dụng các khoảng trắng hợp lý tạo ra hình ảnh của một thương hiệu đầy mạnh mẽ, và có độ tin tưởng cao. Hình tròn mang ý nghĩa của tình bạn, công đồng và đồ bền bỉ, tất cả những đặc tính quan trọng của thương hiệu Target.
Trong kinh doanh, màu đỏ nhấn mạnh đam mê, lôi cuốn và dễ gây chú ý. Màu trắng thể hiện cho sự tinh khôi, sạch sẽ. Việc sử dụng màu sắc của logo này phù hợp hoàn toàn với tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bài học
Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ cần phải xác định rõ những đặc điểm mà thiết kế logo của mình cần phải thể hiện. Lựa chọn thể hiện thông qua các hình khối cũng không phải là một lựa chọn tồi. Giống như Target, nếu như bạn muốn truyền tải sự tin tưởng và tính cộng đồng, logo hình tròn có thể đảm bảo được điều đó.
Sử dụng các khoảng trắng hợp lý để loại bỏ những yếu tố không cần thiết, ngăn khách hàng thấu hiểu điều quan trọng nhất về thương hiệu của bạn.
Logo Google
Lịch sử
Google thiết kế logo đầu tiên vào năm 1998, sử dụng font chữ tiêu chuẩn để thể hiện tên công ty. Logo được giữ nguyên không thay đổi cho tới năm 2008 khi Google thay đổi màu sắc và bóng của các chữ cái. Vào năm 2014, Google thực hiện một vài sự thay đổi nhỏ trong khoảng cách của các chữ cái.
Vào năm 2015, Google thay đổi logo với một typeface mới và hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ nguyên màu cũ.
Thiết kế logo của Google
Một lần nữa, phong cách thiết kế logo tối giản lại lên ngôi ở logo của Google. Cũng giống như Apple, Google mong muốn khả năng ứng dụng của Google cao và hiệu quả hơn, nhiều người biết đến và yêu thích doanh nghiệp hơn.
Bởi vì Google đã lựa chọn wordmark cho thiết kế logo, cách họ sử dụng màu sắc là việc vô cùng quan trọng. Và họ đã lựa chọn sử dụng những màu sắc chính để đem lại cho logo vẻ sống động.
Tuy nhiên, hãy chú ý tới chữ I trong logo. Màu xanh lại là màu pha, không phải màu gốc, và ý nghĩa của nó ở đây là việc Google không muốn phải theo bất cứ một quy tắc nào, giúp cho hình ảnh công ty luôn mang tính sáng tạo.
Việc sử dụng các khoảng trắng hợp lý cũng làm nổi bật lên các màu chính của logo, giúp hình ảnh thương hiệu trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.
Bài học
Hãy quyết định lựa chọn sử dụng màu sắc và chữ cái trong thiết kế logo của mình thật cẩn thận. Liệu màu sáng có đại diện cho đặc tính của thương hiệu? Khoảng trống giữa các chữ cái bao nhiêu là đủ? Logo của Google chính là một ví dụ tuyệt vời để tạo ra những điều khác biệt từ những thứ giản đơn.
Logo Apple
Lịch sử
Logo đầu tiên của Apple vào năm 1976 khác hoàn toàn so với những gì chúng ta biết ngày hôm nay. Phiên bản đầu tiên mô tả Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây và một quả táo ở bên trên sẵn sàng rơi xuống. Mặc dù khá là sáng tạo, nhưng Apple nhanh chóng thay đổi lại logo của họ theo một phong cách “quả táo” hơn
Từ năm 1977 đến năm 1995, Apple sử dụng các thiết kế logo mình đầy màu sắc ( cầu vồng luôn) để phù hợp với màn hình máy tính màu đầu tiên của Apple. Nhưng sau này, logo dần biến đổi, trở thành một màu phẳng như chúng ta thấy ngày nay.
Thiết kế logo của Apple
Cũng giống như logo của Target, khá dễ dàng để chúng ta chỉ ra sự tối giản trong phong cách thiết kế của logo Apple. Thế nhưng tại sao lại có sự dịch chuyển từ một logo đa màu sắc thành một logo màu phẳng ?
Apple luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghệ cao nhưng lại có thể dễ dàng sử dụng. Ngay cả những người gặp khó khăn với công nghệ nhất cũng vẫn có thể sử dụng thành thạo sản phẩm của Apple.
Logo màu phẳng thể hiện được sự tinh xảo, đường cong của quả táo đại diện cho phong cách. Tất cả đều phù hợp với thương hiệu của Apple.
Một số người nói rằng, miếng cắn dở trên quả táo đại diện cho từ “byte” một đơn vị lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Hoặc đơn giản nó cũng chỉ là những thứ nhấn nhá mà designer cho logo của Apple muốn thêm vào mà thôi.
Bài học
Vậy chúng ta có thể học hỏi gì từ thiết kế logo của Apple? Điểm đáng nói ở trong logo của Apple đó chính là việc thể hiện được các đặc điểm của sản phẩm trên thiết kế của mình. Logo tương thích hoàn toàn với các đặc tính của thương hiệu như: dễ dàng tiếp cận, kiểu dáng đẹp, và thông minh.
Logo FedEx
Lịch sử
Logo đầu tiên của FedEx được ra đời vào năm 1973, một wordmark màu xanh nằm trên màu nền màu xanh. Vài năm sau, màu sắc và typeface của logo được thay đổi. Cho tới năm 1994, công ty giới thiệu logo mà chúng ta biết ngày nay.
Thiết kế logo của FedEx
FedEx cũng khá khôn khéo trong việc sử dụng màu sắc thông minh làm đại diện cho các chi nhánh của mình. Trong khi giữ nguyên màu tìm cho chữ “Fed” trong logo, chữ “Ex” sẽ được thay đổi dựa vào sản phẩm. Màu sắc kết hợp chúng ta thường thấy nhất đó chính là tím và cam đại diện cho FedEx Express, dịch vụ chuyển phát nhanh.
Bằng việc thay đổi màu ở logo, doanh nghiệp có thể biểu tượng hóa mỗi một mảng ngành của công ty theo cách khác nhau. Fedex vừa giữ nguyên được sự nhất quán trong thương hiệu mà còn tài tình kết hợp màu sắc bởi họ hiểu chúng đều mang một ý nghĩa cảm xúc riêng biệt, phù hợp với từng ngành riêng.
Bài học
Việc thay đổi màu sắc của font chữ là điều chúng ta học hỏi được từ logo của FedEx. Công việc kinh doanh của bạn liệu có bao trùm nhiều mảng ngành khác nhau hay không? Hãy tìm hiểu một chút về tâm lý màu sắc và xem liệu bạn có thể tạo ra những logo dưới nhiều dạng màu hay không.
Logo Mercedes-Benz
Lịch sử
Hầu hết các hãng xe danh tiếng đều thay đổi logo của họ qua thời gian để phát triển cùng các xu hướng thiết kế. Thế nhưng chỉ riêng Mercedes-Benz vẫn giữ nguyên logo hình ngôi sao của mình xuyên suốt hơn một thập kỉ qua. Công ty đã giới thiệu thiết kế logo này vào năm 1909, và cho tới ngày nay nó vẫn được sử dụng ở tất cả các mẫu xe của hãng.
Thiết kế logo của Mercedes-Benz
Mercedes sử dụng logo của mình trên rất nhiều dòng xe và mẫu quảng cáo mà không cần bất cứ yếu tố về wordmark nào cả. Với hơn một thế kỉ phát triển nhận diện thương hiệu, mọi người trên toàn thế giới đã quá quen thuộc với brand này.
Thế nhưng, ngôi sao logo của Mercedes vẫn mang những ý nghĩa riêng: 3 cánh của ngôi sao đại diện cho không khí, đất và biển mỗi phân đoạn của ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Giống với Toyota, logo được sử dụng màu bạc để gợi tả sự tin cậy, an toàn, chuyên nghiệp song hành cùng giá trị và chất lượng. So sánh với các thương hiệu khác, typeface của Mercedes khá mỏng manh, tạo cảm giác về sự tao nhã, tinh tế và sang trọng – đúng với hình ảnh mà công ty muốn xây dựng.
Bài học
Font chữ rất quan trọng. So sánh Mercedes với Toyota bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Không dễ dàng để tạo cảm giác sang trọng khi sử dụng các font chữ dầy, đậm và nổi đúng không?
Nếu như bạn định sử dụng chữ trong logo của mình, hãy nhớ rằng bất cứ một typeface nào cũng có những đặc tính riêng của chúng.
Logo LG
Lịch sử
Thành lập vào năm 1958 dưới cái tên Goldstar Electronics, tập đoàn LG mà chúng ta biết ngày nay đã quyết định tái cấu trúc thương hiệu vào năm 1995 với logo mới và slogan “Life’s Good”. Vào năm 2011, Logo được thêm các hiệu ứng bóng, và 3D.
Thiết kế logo của LG
Khi lần đầu nhìn vào logo của LG, bạn thấy gì? Một khuôn mặt đang vừa nháy mắt vừa mỉm cười phải không?
Lại thêm một cách sử dụng thông minh biểu cảm khuôn mặt ẩn sau logo khi thiết kế. 2 chữ LG kết hợp với slogan của công ty Life’s Good, và còn cách nào tuyệt vời hơn biến chúng thành sự thật với một khuôn mặt đầy hạnh phúc? Hơn thế nữa, chữ G cũng được thiết kế giống như nút “On” của các thiết bị điện tử vậy.
Giống như logo của Target, LG sử dụng một hình tròn màu đỏ thể hiện cho tình bạn, yếu tố cộng đồng và sự bền bỉ ( khi mua một sản phẩm điện tử mới, chẳng phải bạn sẽ chọn những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có độ bền cao đúng không? )
Bài học
Lại một lần nữa, tối giản trong logo là chìa khóa của thành công. Logo của LG đã thể hiện toàn bộ các đặc tính của thương hiệu mình chỉ qua một màu sắc, hai chữ cái và một hình khối đơn giản. Một logo thành công có thể truyền tải được những đặc tính của thương hiệu chỉ bằng một vài thành tố đơn giản như vậy.
Logo Toyota
Lịch sử
Bạn có biết rằng trước kia Toyota bắt đầu lịch sử phát triển của mình bằng cái tên “Toyoda”, tên của người sáng lập không? Vào năm 1936, công ty tổ chức một cuộc thi về thiết kế logo mới, tái cấu trúc lại thành “Toyota” một từ được viết dễ dàng hơn trong tiếng Nhật. Vào năm 1989, công ty đã áp dụng logo hình elip của mình tới tận bây giờ.
Thiết kế logo của Toyota
Cũng giống như LG và Target, Toyota sử dụng màu đỏ là màu chính của thương hiệu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, màu xám bạc còn thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tin cậy và an toàn khi kết hợp thêm yếu tố bóng kim tạo cảm giác về sản phẩm chất lượng cao và có giá trị.
Các đường vòng cung của logo tạo cảm giác tinh tế và sang trọng, trong khi đó, typeface lại đậm và nổi bật, thể hiện cho yếu tố sức mạnh
Theo lời của Toyota, 2 hình elip phía trong hình elip to phía ngoài đại diện cho trái tim của khách hàng và trái tim của công ty. Họ biểu tượng hóa mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Kết hợp lại thành biểu tượng của chữ “T”, chữ cái đầu của Toyota.
Bài học
Mặc dù vẫn giữ yếu tố đơn giản, nhưng logo của Toyota còn ẩn sau đó rất nhiều các ý nghĩa. Bạn cũng có thể làm theo cách này nếu muốn khách hàng cảm thấy tò mò về ý nghĩa của logo thương hiệu.
Ngoài ra, logo của Toyota cũng là một ví dụ tuyệt vời về sự tương phản trong thiết kế. Khi kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố tinh xảo, mềm mượt của các đường cong, và sự nổi bật của cụm chữ. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, quá nhiều tương phản sẽ rất dễ dẫn đến mất cân bằng và rối rắm.
Logo Shell
Lịch sử
Ngày nay Shell nổi tiếng là một công ty về xăng dầu. Nhưng quay trở lại năm 1891, Shell bắt đầu là một công ty mua bán, đặc biệt là đem các vỏ sò biển tới các quốc gia phương tây.
Năm 1900, Shell giới thiệu logo đầu tiên của công ty, một phiên bản trắng đen của vỏ sò. Từ đó trở đi, hình ảnh của chiếc vỏ sò không bao giờ biến mất khỏi bất cứ phiên bảo logo nào. Logo ngày nay chúng ta thấy được thiết kế vào năm 1995.
Thiết kế logo của Shell
Logo sử dụng 2 màu chính là vàng và đỏ. Nhưng ở đây không phải bởi áp dụng tâm lý màu sắc, quyết định này dựa vào yếu tố văn hóa nhiều hơn. Khi Shell lần đầu xuất hiện tại California, công ty muốn kết hợp màu sắc của mình với lá cờ của Tây Ban Nha, nơi thành phố có rất nhiều người dân tới từ Tây Ban Nha để tạo cảm xúc và sự quen thuộc với họ.
Logo của Shell thể hiện lý do ra đời của doanh nghiệp nhiều hơn là về công việc kinh doanh tại thời điểm đó.
Bài học
Logo của Shell là một ví dụ về cách phản ánh lịch sử của doanh nghiệp thể hiện trên logo cũng như tạo được mối liên kết văn hóa mạnh mẽ đối với khách hàng.
Logo Nike
Lịch sử
Chúng ta đều biết nét phẩy trị giá hàng tỉ đô của Nike, nhưng câu chuyện đằng sau không phải ai cũng nắm rõ hết. Vào năm 1971, một sinh viên ngành thiết kế đồ họa Carolyn Davidson đã thiết kế logo này và bán cho đồng sáng lập của Nike là Phil Knight với giá chỉ $35.
Đúng rồi đó, chỉ vỏn vẹn $35.
Thiết kế logo của Nike
Nét phẩy này buổi ban đầu cần typeface để khách hàng nhận diện. Nhưng giờ đây thì không. Cũng giống như Shell, Apple, Mercedes và Target, có khá ít các công ty có thể làm được điều này.
Ở trong thần thoại Hy Lạp, Nike là vị thần của chiến thắng, vì ý nghĩa của cái tên đã được thể hiện trong logo. Nét phẩy đại diện cho đôi cánh của vị thần, kết hợp với những đặc tính vốn có của thương hiệu Nike.
Bạn thấy gì và cảm nhận được gì khi nhìn vào logo của Nike? Tốc độ? Sự chính xác? Sức mạnh? Đó chính là những yếu tố mà Nike muốn bạn cảm nhận được.
Nét phẩy này nhìn cũng hao hao giống dấu tích, đại diện cho từ “yes – có, đồng ý” mang ý nghĩa tích cực.
Bài học
Bài học quý giá nhất chúng ta có thể học hỏi từ logo của Nike đó chính là thể hiện các đặc tính của thương hiệu thông qua hình khối. Nét phẩy này khơi gợi sự chuyển động và tốc độ. Vậy bạn thì sao? Hình khối nào có thể kể câu chuyện về sản phẩm, thương hiệu và sứ mệnh của doanh nghiệp bạn?
Logo Coca-Cola
Lịch sử
Coca-Cola giới thiệu phiên bản logo đen trắng lần đầu vào năm 1886. Qua thời gian, logo cải tiến dần, nhưng hầu như phong cách cổ điển của typeface trong logo vẫn được giữ nguyên. Cho tới năm 1958, Màu đỏ và trắng đã chính thức trở thành một phần của logo.
Thiết kế logo của Coca-Cola
Điều gì làm nên một logo huyền thoại như Coca-Cola
Nguyên gốc và đẳng cấp.
Logo của Coca-Cola được thiết kế theo phong cách Americana cổ điển; các chữ cái cách điệu độc đáo và định hình được đặc tính của thương hiệu. Khi nghĩ tới phong cách thiết kế cổ điển của nước Mỹ, là phải nhắc tới logo của Coca-Cola, điều này đem lại cho công ty sự hoài niệm cũng như sức hút giữa của nhiều thế hệ con người.
Logo phiên bản hiện đại của Coca-Cola được nhận diện và yêu thích trên toàn thế giới bởi màu đỏ trắng nổi tiếng.
Màu đỏ là một màu rất mạnh. Khơi gợi cảm xúc thích thú, năng lượng và đam mệ. Màu đỏ còn gợi cho người xem cảm giác thèm ăn, và chắc chắn đặc biệt hiệu quả trong ngành đồ uống có ga này rồi.
Bài học
Sử dụng tâm lý màu sắc để tìm ra màu phù hợp với thương hiệu, khơi gợi hành động từ phía khách hàng là bài học từ logo của Coca-cola.
Cách các logo thương hiệu nổi tiếng được thiết kế
Những logo thương hiệu nổi tiếng trên đây đều thuộc về các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, được tất thảy mọi người nể trọng bởi sự thành công, các đặc tính, và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mỗi logo đều lưu trữ một cách hoàn hảo hình dáng của thương hiệu mà người xem đều cảm thấy mình trong đó.
Những logo này có điểm chung gì? Sử dụng hoàn hảo các yếu tố về màu sắc, hình khối và typeface – nhưng vẫn giữ được sự đơn giản, tính ứng dụng cao. Hãy sử dụng các kỹ thuật này để thiết kế được một logo có thể kể cho khách hàng mọi thứ họ cần biệt về bạn, về sản phẩm của bạn, và cả giá trị nữa. Và đừng quên để ý chăm chút cả yếu tố cảm xúc của người xem khi nhìn ngắm logo của bạn.
Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hay bắt đầu Thiết kế Logo cho mình ngay
Bạn hãy liên hệ tư vấn (miễn phí) theo số hotline: 090 191 2779