Phân biệt Brand vs Branding vs Brand Identity

Hiện nay khi nhắc đến thương hiệu, mọi người thường liên tưởng tới là Logo. Mặc dù Logo thực sự là một yếu tố quan trọng, và điển hình là sự liên kết trực quan nhất với một công ty.

Khi bạn nghĩ về các thương hiệu nổi tiếng như: Apple, Starbucks, Coca-Cola, IBM, v.v. bạn ngay lập tức định hình được Logo của họ.

Nhưng phải làm rõ một điều ở đây rằng: Logo không phải thương hiệu, cũng không phải là bản sắc của thương hiệu.

Có nhiều quan niệm sai lầm về thời điểm sử dụng các từ như brand, branding, brand identity. Mọi người sử dụng chúng như những từ đồng nghĩa và có thể hoán đổi cho nhau hàng ngày. Tuy nhiên, nó không hề có nghĩa giống nhau.

Brand, branding, brand identity đều có những vai trò khác nhau, cùng nhau, tạo thành một hình ảnh nhận thức cho một doanh nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm.

Xem thêm:  Vai trò của Sales Kit trong kinh doanh hiệu quả

Vì vậy, trong các đoạn tiếp theo tôi sẽ giải thích về sự khác biệt giữa các thuật ngữ: thương hiệu, xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu.

Brand là gì?

Thương hiệu là một định nghĩa về mối quan hệ tình cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp. Là quá trình bao gồm tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ.

Thương hiệu là một tập hợp các tài sản vô hình của một công ty, dịch vụ hoặc sản phẩm. Đó là một định nghĩa về mối quan hệ tình cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Các mô hình kinh doanh và sản phẩm mới được khám phá mỗi ngày. Nó tạo ra tính cạnh tranh và cung cấp cho khách hàng những sự lựa chọn vô hạn. Các công ty luôn tìm cách đểcó được sự liên kết và kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng của mình, tạo ra mối liên kết trọn đời với khách hàng.

CEO của Amazon — Jeff Bezos có một câu nói rất hay vềbrand: “Thương hiệu là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không ở đó.”

Một thương hiệu đủ nổi bật trong một thị trường đông đúc và đầy tính cạnh tranh sẽ làm người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng vào sự nổi bật của bạn. Lấy Apple làm ví dụ, có rất nhiều tín đồ của của họ ngoài kia, những người sẵn sàng mua bất kì sản phẩm nào ngay cả khi nó không tốt hơn hoặc rẻ hơn so với đối thủ.

Thương hiệu như là một lời hứa với khách hàng. Thực hiện theo những gì bạn đề ra sẽ giữ cho khách hàng hài lòng và tiếp tục xây dựng niềm tin vào thương hiệu của bạn.

Branding là gì?

Xây dựng thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Một chiến lược hiệu quả mang lại cho bạn lợi thế lớn trong một thị trường đầy tính cạnh tranh.

Xây dựng thương hiệu là một quy trình có kỷ luật liên quan đến việc tạo ra tên và hình ảnh độc đáo cho một sản phẩm, công ty hoặc dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Được thực hiện chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo với một chủ đề nhất quán.

Xây dựng thương hiệu là nắm bắt mọi cơ hội để bày tỏ lý do tại sao mọi người nên chọn một thương hiệu hơn một thương hiệu khác. Các công ty tận dụng việc xây dựng thương hiệu như một mong muốn dẫn đầu, vượt qua đối thủ cạnh tranh và cung cấp cho nhân viên những công cụ tốt nhất để tiếp cận khách hàng.

Nói cách khác, nó truyền thông về các đặc điểm, giá trị và thuộc tính làm rõ thương hiệu.

Brand Identity là gì?

Brand Identity là những gì mà bạn có thể nhìn thấy, nó là hữu hình và hấp dẫn các giác quan của bạn.

Nói một cách đơn giản: mọi thứ bạn có thể thấy được (ngôn ngữ hình ảnh) là bộ nhận diện thương hiệu. Bắt đầu với kiểu chữ, màu sắc, Logo, hệ thống nhận dạng thông qua bố cục, lưới, bố cục, đồ họa chuyển động đến bao bì (thiết kế in) và đồ họa phương tiện truyền thông xã hội…

Tất cả mọi thứ trực quan về một thương hiệu — chúng tôi gọi đó là bộ nhận diện thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố sau:

  • Logo or wordmark
  • Card visit
  • Email
  • Website
  • Bao bì sản phẩm
  • Màu sắc
  • Kiểu chữ
  • Typography
  • Hình dáng thiết kế

Vì vậy, khi bạn muốn xây dựng bản sắc cho công ty của mình, hãy cân nhắc và kiểm tra xem mỗi yếu tố có thực sự đóng góp vào nhận thức chung mà bạn muốn ghi dấu ấn trong khách hàng hay không.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng nhận thức và mức độ trung thành của khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn.