Phân biệt Nhận Diện Thương Hiệu và Xây Dựng Thương Hiệu

Trong marketing nói chung và thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu cho nhãn hàng hay cá nhân nói riêng, những thuật ngữ như: Nhận Diện Thương Hiệu (Branding), Xây Dựng Thương Hiệu (Corporate Identity), Thương Hiệu (A brand) hay được dùng thay thế nhau nhưng chúng vẫn mang nghĩa rất khác nhau và có vai trò khác nhau trong thực tế phát triển doanh nghiệp và marketing.

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu vai trò thực sự của những thuật ngữ này.

Xây dựng thương hiệu (Branding)

Là quá trình sáng tạo thông điệp và những tài liệu truyền thông khác đến với khách hàng nhằm tạo hình ảnh biểu tượng cho công ty và ấn tượng tốt lên người tiêu dùng.

Thông điệp truyền thông phải thu hút đúng đối tượng khách hàng mà công ty hay cá nhân muốn hướng đến. Thường bước này được công ty chuyên marketing hay agency quảng cáo làm cho doanh nghiệp để giúp xác định hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty.

Xem thêm:  Mẫu thiết kế phông trung thu Công giáo

Nhận diện thương hiệu (Corporate Identity)

Chính là công việc thiết kế logo của công ty và khẩu hiệu kèm theo (hay bảng mô tả tóm tắt những gì doanh nghiệp làm). Nhận diện thương hiệu còn bao gồm tất cả những gì thuộc về hình ảnh – thị giác như kiểu chữ, danh thiếp, bảng hiệu, đồng phục, phong bì và thư mời…

Có thể nói “Nhận diện thương hiệu” là kết quả sống động của “Xây dựng thương hiệu” (Branding).

Thương hiệu (A Brand)

Bộ nhận diện thương hiệu của bạn không phải là thương hiệu của bạn. Thương hiệu của bạn là ý niệm đứng sau nhãn hàng của doanh nghiệp. Có thể nói “Thương hiệu” là mục tiêu đích đến của “Nhận diện thương hiệu” (Corporate Identity). Bởi vì thương hiệu chính là khái niệm của mọi người về nhãn hàng của bạn, là hình ảnh của công ty trên thị trường.

Xem thêm:  Sự khác biệt giữa thiết kế website và thiết kế in ấn

Các doanh nghiệp nên có một tập hợp ngắn gọn định nghĩa tổ chức của bạn để việc tiếp cận nhóm khách hàng của mình dễ dàng và hiệu quả hơn.

 

Ngoài ra, trong thiết kế và marketing, còn có những thuật ngữ khác liên quan mật thiết đến thương hiệu như:

  • Nét riêng biệt (Differentiation)

Là những đặc trưng trong sản phẩm bạn cung cấp hay sản phẩm của bạn tạo nên điều khác biệt so với những công ty cùng ngành khác. Tốt hơn hết hãy chứng minh được rằng sản phẩm/dịch vụ của mình cải thiện được đời sống của người tiêu dùng.

Đó là cách tốt nhất để thương hiệu của bạn nổi bật giữa các thương hiệu cùng sản phẩm khác.

Và “Nét riêng biệt” (Differentiation) nằm trong nhóm 3: Thương hiệu (A Brand).

  • Định vị sản phẩm (Positioning)

Là nói đến việc bạn nghiên cứu thị trường, đo lường mức giá và so sánh chất lượng sản phẩm của mình với những đối thủ khác trong ngành.

Xem thêm:  Ý nghĩa của Name card & Quy trình thiết kế Name card

Định vị sản phẩm (Positioning) nằm trong nhóm 1: Xây dựng thương hiệu (Branding).

Nguồn: hi-idea.com