PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2020

Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.

Không giống với nhãn hiệu, thương hiệu được hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng và được hình thành dựa trên một quá trình tích lũy các đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.
Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.

Ngày nay có rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm ” thương hiệu” và “nhãn hiệu“. Bởi lẽ sự phân biệt giữa hai khái niệm này còn hết sức mờ nhạt. Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này để gạt bỏ đi những quan niệm sai lầm, việc phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội, đối với nhà sản xuất và đối với người tiêu dùng. Để tìm hiểu nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 6 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì khái niệm nhãn hiệu được quy định như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Như vậy, nhãn hiệu là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Xem thêm:  [Free Download] Chia sẻ Phông Giáng Sinh Gia Đình

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.

Không giống với nhãn hiệu, thương hiệu được hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng và được hình thành dựa trên một quá trình tích lũy các đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.

Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.

 

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vì vậy, để phân biệt cụ thể hai khái niệm này phải dựa vào các tiêu chí sau:

Xem thêm:  Sự giống nhau và khác nhau giữa Corporate Identity (CI) và Brand Identity (BI)
Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu
Pháp lý Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hình thức tồn tại Là từ ngữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Là những đặc điểm điểm được hình thành trong tâm trí người tiêu dùng
Giá trị Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản và có thể được định giá dễ dàng Việc định giá khó khăn vì thương hiệu gắn liền với uy tín, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
Thời gian tồn tại Có thời hạn Tồn tại lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng