Thiết kế Đồ họa

Thiết kế đồ họa là gì? Ngành thiết kế đồ họa trong những năm gần đây phát triển nhanh với một tốc độ chóng mặt, bạn dễ dàng có thể tìm thấy những tin tuyển dụng designer vô cùng bắt mắt với mức lương hậu hĩnh xuất hiện ở mọi nơi.

Không một ai trong số chúng ta có thể phủ nhận vai trò quan trọng của thiết kế trong cuộc sống thường nhật, bởi vậy am hiểu về mỹ thuật nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng sẽ giúp bạn nâng cao hơn gu thẩm mỹ cá nhân, đồng thời thấu hiểu những giá trị mà nó đem lại cho chúng ta.

Nội dung chính

Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa được hiểu là việc sử dụng nghệ thuật trong hình ảnh để đáp ứng các mục đích khác nhau. Nó bao gồm hệ thống các kế hoạch và phương pháp sáng tạo, đồng thời sử dụng hình ảnh, biểu tượng hoặc câu chữ, để giải quyết các vấn đề hoặc đạt được những mục tiêu vô cùng cụ thể.

Thiết kế đồ họa hiểu theo một cách khác chính là việc giao tiếp, kết nối với nhau thông qua hình ảnh.

“Design is so simple. That’s why it’s so complicated” – Paul Rand

Các định nghĩa khác về thiết kế đồ họa:

1. Aiga: Thiết kế đồ họa, hay còn được gọi là thiết kế “truyền thông”, là nghệ thuật của việc lập kế hoạch và đưa ra các ý tưởng, kinh nghiệm bằng nội dung hình ảnh trực quan hoặc các đoạn text. Thiết kế đồ họa bao gồm hình ảnh, từ ngữ và tất nhiên cả các yếu tố thuộc về đồ họa. Công việc của người làm ngành thiết kế đồ họa có thể từ những việc nhỏ nhất như thiết kế một tem thư cho tới lớn hơn như biển báo của hệ thống bưu chính quốc gia.

2. Wikipedia: Thiết kế đồ họa là quá trình truyền tải thông điệp hình ảnh, và giải quyết các vấn đề thông qua việc sử dụng typography, hình ảnh và hình minh họa. Đó cũng được coi như là sự kết hợp giữ “thiết kế truyền thông” và “truyền thông hình ảnh”.

8 Lĩnh vực trong ngành thiết kế đồ họa

Ngành thiết kế đồ họa như đã nói ở trên sử dụng các thành tố hình ảnh nhằm giải quyết vấn đề cụ thể hoặc giao tiếp, truyền đạt thông điệp qua typography, hình ảnh, màu sắc, bố cục,… Công việc này không có bất cứ một cách thức hay phương pháp duy nhất nào, trái lại, mỗi người thiết kế đều có một cách tiếp cận riêng biệt. Do đó, có rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong ngành thiết kế đồ họa, mỗi lĩnh vực đều sở hữu những đặc điểm khác nhau.

Các lĩnh vực thiết kế này đòi hỏi những kỹ năng và kỹ thuật thiết kế chuyên biệt để ứng dụng. Và tất nhiên, mỗi designer thông thường chỉ chuyên một vài kỹ năng mà thôi. Nhưng bởi vì xu hướng thiết kế ngày càng cập nhật và thay đổi nhanh chóng, designer trong thời đại ngày nay cần có khả năng thích nghi và học hỏi để nhanh chóng bắt kịp.

Cho dù bạn đang hiện là một người freelancer thiết kế hay đang tìm kiếm các dịch vụ thiết kế cho doanh nghiệp, thấu hiểu 8 lĩnh vực trong ngành sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đạt được mục đích của mình.

1. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Thương hiệu chính là mối liên hệ kết nối giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng của họ. Một bộ nhận diện thương hiệu chính là cách doanh nghiệp truyền tải đặc tính, tính cách, sự hiện diện cũng như cảm xúc và trải nghiệm riêng biệt của mình.

Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chính là tạo ra những sản phẩm là đại diện cho bộ mặt của thương hiệu để giao tiếp, truyền tải những giá trị thông qua hình ảnh, hình khối và màu sắc.

 

 

Người thiết kế chuyên về bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo ra các tài sản cho doanh nghiệp như: logo, typography, bảng màu, hình ảnh đại diện cho tính cách của thương hiệu. Ngoài card visit và hệ thống văn phòng của công ty, người thiết kế thường sẽ xây dựng thêm cuốn cẩm nang thương hiệu, miêu tả chi tiết cách ứng dụng trên nhiều phương tiện khác nhau.

Cuốn cảm năng này nhằm đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu khi sử dụng trong tương lai.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi tất cả các kiến thức về đồ họa nói chung, các kiến thức về branding và marketing nói riêng. Ngoài ra, designer cần phải có sự giao tiếp tốt, khả năng tư duy sáng tạo cũng như sự tìm tòi nghiên cứu thật kĩ về ngành, nghề, tổ chức, xu hướng và đối thủ cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Thiết kế hình ảnh marketing, truyền thông và quảng cáo

Khi nhắc tới thiết kế đồ họa, chúng ta thường liên tưởng tới ngay những ấn phẩm cho marketing, truyền thông và quảng cáo.

Các công ty thường sử dụng thiết kế để cố gắng gia tăng sự tác động vào quyết định mua hàng của đối tượng mục tiêu, dựa trên nhu cầu, mong muốn, nhận diện và cả sự thỏa mãn họ có với sản phẩm và dịch vụ.

Xem thêm:  Những kỹ năng cần thiết của một designer giỏi

Lĩnh vực thiết kế này là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau, tạo ra những tài sản cho chiến dịch marketing cụ thể.

Một số ví dụ về công việc của thiết kế hình ảnh marketing, truyền thông và quảng cáo:

1. Tờ rơi và phong bì thư
2. Quảng cáo trên tạp chí và báo giấy
3. Poster, banner và biển quảng cáo
4. Infographic
5. Brochure, Catalogue (in ấn và digital)
6. Biển chỉ dẫn
7. Mẫu Email marketing
8. Mẫu PowerPoint thuyết trình
9.Thiết kế Menu
10. Hình ảnh quảng cáo trên mạng xã hội
11. Hình ảnh cho website và blog

Lĩnh vực này đòi hỏi designer cần sự giao tiếp và tương tác tốt, kỹ năng quản lý thời gian và xử lý vấn đề hiệu quả. Ngoài ra, cần nằm bắt được kiến thức về sản xuất in ấn cũng như trên môi trường digital.

3. Thiết kế giao diện người dùng (UI – User Interface)

Thiết kế giao diện người dùng (UI) là cách người dùng sẽ tương tác với thiết bị hoặc phần mềm của bạn. UI design là quy trình cung cấp những trải nghiệm thân thiện giúp người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn.

Lĩnh vực này bao gồm những mảng thuộc về trải nghiệm hình ảnh của người dùng trên màn hình như tổng quan thiết kế, các nút bấm, vị trí menu,… Để đảm bảo sự thu hút và cân bằng giữa yếu tố chức năng và thẩm mỹ.

Những người thiết kế UI thường tập trung vào phần mềm trên máy tính và điện thoại, trên web cũng như các trò chơi. Họ kết hợp chặt chẽ với UX designer (trải nghiệm người dùng) để tạo ra những sản phẩm chất lượng

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế giao diện người dùng:

1. Thiết kế website
2. Thiết kế theme trên WordPress hoặc Shopify,..
3. Thiết kế giao diện game
4. Thiết kế phần mềm

UI designer cần phải nắm chắc các kỹ thuật về đồ họa cũng như thấu hiểu các quy tác của UI/UX, đôi khi họ cũng cần nắm các kiến thức liên quan tới lập trình như HTML, CSS và JavaScript.

4. Thiết kế sản phẩm in ấn

Các sản phẩm in ấn truyền thống đã xuất hiện từ lâu có thể kể đến như: sách, báo chí, tạp chí, catalogue. Tuy nhiên, hiện nay chúng đều được xuất hiện dưới định dạng digital trên Internet.

Người thiết kế đồ họa làm việc trong lĩnh vực thiết kế in ấn sẽ kết hợp với các biên tập viên và nhà xuất bản để tạo ra bố cục hợp lý cũng như chọn lựa typography, hình chụp, đồ họa và hình minh họa phù hợp với ấn phẩm. Designer trong lĩnh vực này có thể làm việc dưới dạng freelancer, hay thành viên của các agency sáng tạo hoặc đội ngũ in-house của các công ty xuất bản.

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế sản phẩm in ấn:

1. Sách
2. Báo giấy
3. Thư tin tức,báo cáo
4. Niên giám điện thoại
5. Báo cáo thường niên
6. Tạp chí
7. Catalogue

Ngoài chuyên môn về đồ họa, designer cần thấu hiểu về cách lựa chọn màu sắc, cũng như kỹ thuật xuất bản in ấn cả trên digital và thực tế.

5. Thiết kế bao bì, nhãn mác

Hầu hết các sản phẩm đều có những bao bì, nhãn mác để đóng gói, bảo vệ cũng như phân phối và bán hàng. Thiết kế bao bì, nhãn mác là thứ sẽ tiếp xúc trực tiếp nhất với khách hàng, do đó nếu được làm tốt nó sẽ là một công cụ marketing vô cùng hiệu quả. Mọi chiếc hộp, lọ, chai, túi, thùng công là cơ hội để bạn có thể kể câu chuyện về thương hiệu mình.

Những chuyên gia về thiết kế bao bì tạo ra những ý tưởng, phát triển bản phác và mock-up, hoàn thành các file để đi in ấn cho sản phẩm. Công việc này đòi hỏi bạn cần phải thực sự nắm rõ mọi quy trình trong in ấn, cũng như thấu hiểu độ phức tạp trong sản xuất mới có thể cho ra đời được một sản phẩm có chất lượng cao.

6. Thiết kế đồ họa chuyển động

Thiết kế đồ họa chuyển động bao gồm các hiệu ứng, âm thanh, typography, hình ảnh, video và yếu tố khác kết hợp lại, chủ yếu sử dụng trên nền tảng online, TV và phim ảnh. Lĩnh vực này nhanh chóng trở thành một xu hướng mới do công nghệ ngày càng phát triển, công thêm phát triển nội dung trên video thực sự đem lại hiệu quả vượt bậc.

Designer chuyên về thiết kế đồ họa chuyển động đã và đang đem lại một xu hướng sáng tạo nội dung mới trên nền tảng digital, mở ra nhiều cơ hội cho những người có khả năng sáng tạo cũng như mày mò về công nghệ.

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế đồ họa chuyển động

Xem thêm:  Xây dựng lòng trung thành với Thương hiệu - Brand loyalty là gì?

1. Quảng cáo
2. Logo chuyển động
3. Trailer
4. Presentation
4. Video quảng bá
5. Video hướng dẫn
6. Website
7. Phần mềm
8. Game
9. Banner
10. Ảnh GIF

7. Thiết kế đồ họa môi trường

Thiết kế đồ họa môi trường là sử dụng các hình ảnh kết nối mọi người với các vị trí cụ thể để đem lại các trải nghiệm ấn tượng và khó quên cho khách hàng.

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế đồ họa môi trường:

1. Biển chỉ dẫn
2. Tranh treo tường
3. Triển lãm bảo tàng
4. Văn phòng
5. Chỉ dẫn các phương tiện công cộng
6. Nội thất cửa hàng
7. Không gian sự kiện, hội thảo

Thiết kế đồ họa môi trường là công việc đa ngành, kết hợp bởi đồ họa, kiến trúc, nội thất và ngoại thất. Người thiết kế ở các mảng ngành này sẽ phải kết hợp lại với nhau. Do đó, công việc này đòi hỏi kiến thức và cả kinh nghiệm ở cả 2 lĩnh vực đồ họa và kiến trúc.

8. Đồ họa nghệ thuật và hình minh họa

Đồ họa nghệ thuật và hình minh họa thường được hiểu tương tự như thiết kế đồ họa chung, tuy nhiên chúng có một vài điểm khác biệt. Ở đây, các nghệ sĩ đồ họa và minh họa sẽ không tập trung vào vấn đề giải quyết nhu cầu như trên, mà thay vào đó là tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Sản phẩm nghệ thuật của họ có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau.

 

Mặc dù lĩnh vực này về kỹ thuật không hoàn toàn là thiết kế đồ họa, bởi mục đích sử dụng chính không phải để đáp ứng tính thương mại.

Các nghệ sĩ về đồ họa sử dụng bất cứ phương tiện hoặc kỹ thuật nào để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật. Họ hoàn toàn có thể kết hợp được với bất cứ biên tập viên, marketer, quản lý hay giám đốc sáng tạo nào trong xuyên suốt quá trình làm việc.

Mô tả công việc của người thiết kế đồ họa

Dưới đây là mẫu mô tả công việc của một người thiết kế đồ họa tiêu chuẩn: đó chính là sự kết hợp giữa tính sáng tạo cũng như gu thẩm mỹ và cả thành thạo trong việc sử dụng công cụ để tạo nên những nội dung và hình ảnh đáp ứng cho mục đích của khách hàng.

Những nhiệm vụ chính của người thiết kế đồ họa

Vậy công việc hàng ngày của một người thiết kế đồ họa là gì? Về cơ bản khối lượng công việc cũng như các trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau. Nhưng về cơ bản công việc này cũng có một số điểm chung nhất định.

Người thiết kế giúp các công ty, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp hiệu quả, và khiến khách hàng ghi nhớ. Để làm được điều này, họ phải có sự tương tác và thật sự thấu hiểu mục đích của doanh nghiệp mới có thể biến chúng thành các ý tưởng thiết kế sáng tạo.

Graphic designers biến những nhu cầu và ý tưởng của khách hàng thể hiện bằng hình ảnh.

Dưới đây cũng là một list các nội dung công việc thường gặp của một người thiết kế đồ họa:

1. Gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng để thấu hiểu nhu cầu cho dự án của họ, giúp họ truyền tải các ý tưởng của mình một cách dễ hiểu nhất.
2. Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, báo cáo thường niên, sách và bìa sách, brochure, logo, bìa tạp chí, biển chỉ dẫn, kẹp ghim, website, và các sản phẩm về thương hiệu khác.
3. Chỉnh sửa bản brief thiết kế để phù hợp với ngân sách của khách hàng và ý tưởng thiết kế.
4. Phác thảo thiết kế lên giấy – sau đó phác thảo lên trên máy tính bằng các phần mềm.
5. Thuyết minh, demo ý tưởng cho khách hàng.
6. Chỉnh sửa thiết kế để đáp ứng các hạng mục tiêu chí cụ thể.
7. Học cách sử dụng những phần mềm hoặc chương trình mới.
8. Làm việc trong một team để thiết kế một dự án lớn, hoặc đóng góp một phần nhỏ khối lượng công việc như thiết kế một font chữ hoàn hảo.
9. Tìm kiếm các đối tác kết hợp cho những công việc cụ thể.

Thiết kế đồ họa cần học những gì?

Rất nhiều các graphic designers đều tham gia các chương trình đào tạo chính quy về thiết kế của các trường đại học, các chuyên ngành có thể về nghệ thuật, thiết kế ứng dụng,…

Những kỹ năng cần thiết để làm nghề thiết kế đồ họa

Vậy những kỹ năng cần thiết bạn cần trang bị để làm nghề thiết kế đồ họa là gì?

Mỗi một lĩnh vực thiết kế ở trong phần một đều đòi hỏi thành thạo một hoặc một vài kỹ năng khác nhau, và dưới đây là các kỹ năng quan trọng nhất mà bạn bắt buộc phải “master” ít nhất một trong số chúng:

1. Thiết kế 3D
2. Lịch sử nghệ thuật
3. Ứng dụng màu sắc
4. Thiết kế truyền thông và quảng cáo
5. Thiết kế ứng dụng
6. Phim ảnh/truyền hình
7. Nghệ thuật
8. Thiết kế đồ họa
9. Vẽ minh họa
10. Nhiếp ảnh
11. Kỹ thuật in ấn
12. Typography ( Tìm hiểu kiến thức về Typography )

Xem thêm:  Logo Kaizenco

Một số vị trí thì đòi hỏi bạn cần có cả kiến thức về branding hay marketing chuyên sâu nữa, do đó, để thực sự làm tốt trong ngành thiết kế, bạn cần bổ sung thêm nhiều các kỹ năng về chuyên môn khác nữa.

Các kỹ năng mềm khác cần có

Kể cả dù bạn có gu thẩm mỹ, khả năng sử dụng tốt công cụ, ý tưởng sáng tạo dồi dào đến đâu đi chẳng nữa, nếu như bạn không có những kỹ năng làm việc cơ bản, bạn vẫn khó lòng đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Những graphic designer thành công là những người sở hữu được (một vài) các kỹ năng mềm dưới đây:

1. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng yêu cầu thiết kế
2. Gu nghệ thuật và tính sáng tạo
3. Kỹ năng phân tích
4. Quản lý thời gian
5. Làm việc nhóm
6. Tự tin và có khả năng thuyết trình ý tưởng với đồng nghiệp và khách hàng
7. Khả năng multi-task
9. Khả năng chú ý tới các tiểu tiết và độ chính xác
10. Tư duy mở và thoải mái nhận các feedback cũng như thay đổi thiết kế
11. Kỹ năng networking hiệu quả

Bạn nên liệt kê các kỹ năng mềm bạn cần có để liên tục cải thiện chúng trong tương lai.

5 công ty thiết kế đồ họa hàng đầu thế giới

Ngành thiết kế là lĩnh vực vô cùng cạnh tranh, do đó việc xây dựng thương hiệu trong ngành này là công việc không hề dễ dàng. Dưới đây là danh sách 15 công ty thiết kế đồ họa hàng đầu thế giới, nơi mà bất cứ một designer nào cũng muốn được ứng tuyển và đồng thời là cả doanh nghiệp nào cũng muốn được hợp tác

1. Pentagram

Một trong những công ty lớn nhất và nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thiết kế trên thế giới, Pentagram thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi 19 cổ đông – tất cả đều là những chuyên gia trong ngành. Đội ngũ nhân sự là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề như Alan Fletcher, Bob Gill, Paula Scher và Michael Bierut.

Trụ sở chính: London

Văn phòng đại diên: New York, San Francisco, Berlin và Austin.

Khách hàng tiêu biểu: Citibank, 21st Century Fox, Harley Davidson, The Oprah Winfrey Show, Guitar Hero, Late Night With Jimmy Fallon, Tiffany & Co, Alexander McQueen, Grey Goose, Popeyes, Rolls Royce, Nissan, Pantone, Nokia, Time Warner, FIFA, Nike, United Airlines,..

2. Landor

Landor được biết đến là “đơn vị tư vấn về thương hiệu hàng đầu thế giới.” Trụ sở chính được đặt tại thành phố San Francisco với hơn 36 văn phòng đại diện trên 20 quốc gia. Đơn vị này sở hữu những đối tác khách hàng mà bất cứ công ty về thiết kế nào cũng phải ghen tị.

Trụ sở chính: San Francisco

Văn phòng đại diện: Bangkok, Bắc Kinh, Chicago, Dubai, Geneva, Hamburg, Hong Kong, Jakarta, Kuala Lumpur, London, Melbourne, Milan, Moscow, Mumbai, New York, Paris, Seoul, Shanghai, Singapore, Sydney and Tokyo

Khách hàng tiêu biểu: FedEx, P&G, BP, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, BMW, Volvo, Volkswagen, Land Rover, MillerCoors, Nescafe, PepsiCo, Procter & Gamble, Rolex,…

3. Meta Design

Một trong những đơn vị thiết kế dẫn đầu trên thế giới, Meta Design đã thực hiện thành công hàng ngàn các dự án về thương hiệu trong suốt hơn 20 năm. Từ việc tái phát minh hệ thống thiết kế của Apple Mac OS cho tới kết hợp thực hiện bộ nhận diện của thương hiệu Adobe, tầm cỡ của Meta Design là không thể bàn cãi.

Trụ sở chính: San Francisco

Văn phòng đại diện: Zurich, Beijing, Berlin, Dusseldorf và Geneva

Khách hàng tiêu biểu: Adidas, AT&T, Apple, Adobe, AOL, Audi, Barclays, Belkin, Bugatti, Coca Cola Comcast, eBay, Expedia, FIFA, Fujifilm, Fujitsu, Gap, Intel, Kohler, Lamborghini, LG Electronics, Motorola, MTV, Netflix, Nike, Nokia, Polo Ralph Lauren, Samsung, Sony, Volkswagen, Walmart,…

4. The Chase

Đạt giải thưởng số 1 về đơn vị thiết kế sáng tạo quốc gia vào năm 2013 cùng hơn 250 giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế khác, The Chase là đơn vị được biết đến với những dự án thương hiệu mang tính đột phá.

Trụ sở chính: Manchester

Văn phòng đại diện: Preston và London

Khách hàng tiêu biểu: Alibaba, BBC, Disney, Fujitsu, Hewlett Packard, Shell, Smirnoff, Yellow Pages,…

5. Charlie Smith Design

Charlie Smith Design được thành lập vào năm 2003 bởi một người cũ của Pentagram đó là Charlie Smith. Công ty đã gặt hái được nhiều thành công vang dội với đa dạng các gói dịch vụ từ thiết kế bao bì sản phẩm, đến hệ thống truyền thông quảng cáo trên digital.

Trụ sở chính: London

Khách hàng tiêu biểu: John Lewis, V&A, Louis Vuitton, Yale, University of the Arts London, Tate, Phaidon, Terence Woodgate, British Council,…

nguồn: tổng hợp và biên dịch.