Vai trò của CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa và in ấn

Bạn thường in sai màu do không phân biệt được sự khác nhau giữa RGB và CMYK ? Bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn.

Khi làm trong ngành in hoặc thiết kế đồ họa hẳn bạn đã biết qua 2 hệ màu CMYK và RGB. Nhiều người đã nghe qua RGB nhưng chưa biết CMYK là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày khái niệm màu CMYK và sự khác nhau giữa chúng với màu RGB.

Hệ màu CMYK trong photoshop và trong in ấn

Nội dung chính

CMYK là gì ?

CMYK (hay còn gọi là YMCK) là tên bảng mã màu chuẩn. Giúp xác định màu sắc và lên màu bản vẽ chính xác. Tránh bị lệch màu khi in ấn.

Chữ CMYK là viết tắt tiếng Anh của 4 màu sau đây:

C – Cyan: màu xanh lơ.

M – Magenta: màu hồng sẫm.

Y – Yellow: màu vàng.

K – Key: màu đen.

Vậy tại sao màu đen viết tắt là K chứ không phải là B. Trên thực tế, chữ B đại diện cho Blue (màu xanh) bên màu RGB rồi nên không sử dụng cho CMYK được. Key sử dụng với ý nghĩa là màu then chốt.

Xem thêm:  [Share] Bộ Số Lịch 2023 Vector Corel, AI, PSD free

CMYK Color là hệ màu hấp thụ ánh sáng.

RGB là gì?

RGB là hệ màu cộng. Tượng trưng cho màu phát sáng. Hệ màu này thường sử dụng trên những thiết bị phát sáng như: TV, màn hình máy tính. Những thiết bị điện tử phát sáng đều dùng màu RGB.

RGB là viết tắt của 3 màu: red, green, blue. Tự bản thân nó không định nghĩa theo màu “đỏ”, “xanh lam”, “xanh lục” chính xác.  Với 3 màu này, khi chỉnh thông số khác nhau sẽ ra những màu khác nhau. Hãy hiểu là hệ RGB sử dụng như hệ màu chung. Vì thế, khi trộn lại, độ chênh lệch màu sẽ cao.

Hệ màu RGB (Red – Green – Blue)

Số lượng màu tối đa của màu RGB là: 16.777.216. Tùy theo chỉ số màu: đỏ, xanh lam, xanh lục từ 0 – 255 mà có từng màu cụ thể.

Xem thêm:  Thiết kế logo theo tỉ lệ vàng

Các chỉ số thông dụng của màu RGB (theo thứ tự red, green, blue):

  • (0, 0, 0): màu đen.
  • (255, 255, 255): màu trắng.
  • (255, 0, 0): màu đỏ.
  • (0, 255, 0): màu xanh lục.
  • (0, 0, 255): màu xanh lam.
  • (255, 255, 0): màu vàng.
  • (0, 255, 255): màu xanh ngọc.
  • (255, 0, 255): màu hồng cánh sen.

Bạn có thể làm ra các màu hệ RGB ưng ý  tại đây.

Nguyên lý của 2 hệ màu này là gì?

RGB hoạt động dựa trên cơ chế màu phát xạ ánh sáng (còn gọi là màu bổ sung). Trong khi đó, CMYK hoạt động trên cơ chế màu hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ).

Về số lượng màu, RGB cho nhiều màu hơn CMYK, nên RGB thường dùng trong thiết kế đồ họa còn CMYK trong in ấn.

Do CMYK ít màu hơn RGB nên sẽ gây nhầm lẫn giữa khách hàng và cơ sở in ấn. Nếu file gửi là RGB thì khi in độ lệch màu sẽ cao hơn thực tế. Còn nếu in bằng hệ màu CMYK thì độ lệch màu sẽ thấp hơn.

Xem thêm:  Vòng đời sản phẩm trong Marketing - Product life cycle

Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK

Tới đây nhiều bạn vẫn chưa hiểu được hết những gì tôi muốn nói. Hãy xem biểu đồ hình dưới.

Sự chênh lệch giữa số lượng màu của RGB và CMYK

Với biểu đồ trên, bạn sẽ thấy đường hiển thị màu RGB lớn hơn CMYK. Vì thế, khi chọn những màu ngoài đường giới hạn CMYK, khả năng in lệch màu sẽ cao hơn.

Vai trò của CMYK trong in ấn

Việc in ra giống màu so với bản in mang lại uy tín cho doanh nghiệp. Do hạn chế về mực in nên những máy in hiện tại chỉ in bằng hệ màu CMYK. Chất lượng in cmyk chuẩn hơn màu RGB. Do đó, chuyển đổi file từ hệ màu RGB sang CMYK rất quan trọng.

Bạn hãy thực hiện test hoặc down load bảng màu cmyk chuẩn tại đây.

Để tránh bị in sai màu, hãy chuyển file từ RGB sang CMYK trước hoặc liên hệ với bộ phận thiết kế in ấn Oenix để chúng tôi hỗ trợ bạn chuyển hệ màu nhé.