Những bí ẩn đằng sau logo Aple

Với các tín đồ công nghệ, thương hiệu Apple có một ví trí không thể thay thế. Hình ảnh trái táo cắn dở đã in sâu và khiến cả thế giới phát cuồng.

Là một trong số hiếm những logo không cần tên thương hiệu đi kèm, nhưng Apple hiện lại là thương hiệu có mức độ nhận biết lớn nhất trên thế giới. Trái táo cắn dở vượt ra ngoài phạm vi logo một doanh nghiệp, nó đã trở thành biểu tượng được toàn thế giới yêu thích và xuất hiện ở khắp mọi nơi

Đơn giản, tinh tế, hiện đại nhưng lại mang tới dấu ấn mạnh mẽ và chứa đựng nhiều ý nghĩa, sỡ hữu trong tay những sản phẩm tiên tiến nhất của Apple, chắc hẳn đã không ít lần bạn tò mò về những bí ẩn và quá trình ra đời logo này rồi chứ???

Chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện ra đời của chiếc logo độc đáo và nổi tiếng này nhé!

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Logo đầu tiên của Apple ra đời năm 1976 do người đồng sáng lập Apple – Ronald Wayne thiết kế. Hình ảnh logo này khiến ta liên tưởng ngay tới một tấm bia gỗ có hình ảnh của Isaacc Newtown đang ngồi đọc sách dưới gốc cây táo, bên trên là một quả táo treo lủng lẳng. Viền logo có chứa 1 đoạn trích từ 1 tác phẩm của William Wordsworth: “Newton… a mind forever voyaging through strange seas of thought…alone (Newton … một tâm trí mãi mãi vượt qua vùng biển kỳ lạ của suy nghĩ … một mình) ” và một biểu ngữ với dòng chữ Apple Computer Co. Tuy nhiên màu sắc của logo này gợi cảm giác u ám và ý nghĩa của nó quá trí tuệ vì vậy đã không được sử dụng.

Xem thêm:  Thiết kế thiệp mời tiệc tất niên sao cho ấn tượng

Logo thứ 2 do Rob Janoff thiết kế, thực chất Rob Janoff mới là người thiết kế đầu tiên và bây giờ lựa chọn lại bản thiết kế lại của Rob Janoff để thay thế cho bản thiết kế của Ronald Wayne ngay trong năm 1976.

Hình ảnh của logo này là một quả táo cắn dở với màu sắc của một dải cầu vồng. Rob nói rằng các sọc trên logo giống như các thanh màu sắc trên một màn hình và thứ tự màu sắc là ông lựa chọn ngẫu nhiên theo sở thích của mình chứ hoàn toàn không có ý nghĩa truyền tải nào hết. Có một sự trùng hợp khá ngạc nhiên trong thiết kế của Robs là “quả táo cắn dở” trong tiếng anh là “an Apple with a bite”. Từ “bite” khi phát âm giống với từ byte (một thuật ngữ trong công nghệ). Đây hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì Robs không hề có kiến thức gì về công nghệ tuy nhiên điều này lại đem đến sự phù hợp hoàn hảo giữa hình ảnh của logo với lĩnh vực công ty hoạt động.

Xem thêm:  Card visit, name card, danh thiếp là gì?

Các sọc màu đã hoàn thành xong nghĩa vụ, và trở nên lỗi thời. Apple đã thể hiện sự cải cách liên tục cho kịp với thời thế, Steve Jobs rõ ràng rất chú ý đến điều này, ông có trong tay nhiều nhà thiết kế tài năng trong cả hai mảng Thiết kế công nghiệp và Thiết kế đồ họa. Biểu tượng quả táo cắn dở ngày càng trở lên đơn sắc đồng thời dấu ẩn để lại cũng ngày càng tăng cao.

 

Ý NGHĨA LOGO APPLE

Xung quanh ý nghĩa của biểu tượng này, nhiều người đã đưa ra những nhận định khác nhau, từ rất đơn giản đến rất phức tạp, thậm chí là kì dị và hoang tưởng. Tuy nhiên, Rob Janoff, tác giả của logo này lại khẳng định rằng miếng cắn trên logo – nét đặc trưng nhất của Quả táo chỉ đơn giản là một điểm nhấn về nhận dạng. Ông cho biết, logo Apple khi thu nhỏ lại hay nhìn từ đằng xa, sẽ trông giống với trái cherry hơn là trái táo nếu như không có miếng cắn ở bên hông.

Miếng cắn này cũng thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt đến sự hoàn hảo của Apple.

Xem thêm:  Vòng đời sản phẩm trong Marketing - Product life cycle

Jean Louis Gassée, đốc điều hành của Apple, từ 1981 – 1990 đã nói rằng logo quả táo mất góc chính là một trong những bí mật lớn nhất của Apple. Đây là biểu tượng hoàn hảo cho lòng ham muốn và sự hiểu biết, với một góc khuyết và được phủ đầy các dải màu cầu vồng, sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên.

QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ QUẢ TÁO

Bạn nghĩ rằng logo Apple đơn giản chỉ là một quả táo được vẽ một cách dễ dàng và ngẫu nhiên trên máy tính? Apple là một trong số những hãng sản xuất ứng dụng tỷ lệ vàng vào các sản phẩm của mình nhiều nhất. Và logo cũng được vẽ tuân theo hình chữ nhật vàng và dãy số nguyên Fibonacci.

Hình chữ nhật được sử dụng để tạo nên kích thước và kiểu sáng của quả táo khuyết Apple có các hình vuông nhỏ bên trong được phân chia theo dãy số Fibonacci. Hình dáng của quả táo, các đường cong ở hai đầu của quả táo, “vết cắn” bên phải, lá của quả táo đều được tạo thành từ hình chữ nhật vàng với kích thước tuân thủ dãy Fibonacci.

Các phiên bản sau của Apple có màu sắc sáng hơn, hình dạng logo đối xứng và hợp lý về mặt hình học hơn nhưng vẫn trung thành với mẫu sáng tạo ban đầu.