Những kỹ năng mềm cần thiết cho một designer

David Sherwin, tác giả rất thành công về tác phẩm “Hội thảo sáng tạo”. Ông chỉ ra các kỹ năng bổ sung cần thiết cho Designer để họ có thể tham khảo và thực hiện, giúp thành công trong lĩnh vực thiết kế.

Khi mà khả năng sáng tạo, kỹ năng thiết kế hay việc sử dụng thành thạo các công cụ Adobe Photoshop hay Corel Draw, thì việc trang bị thêm kỹ năng mềm khác đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Thành công của một Designer chuyên nghiệp không chỉ dựa trên những tác phẩm thiết kế trong bộ Portfolio.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho một designer

Nội dung chính

1. Kỹ năng giao tiếp, truyền thông

Truyền thông là nền tảng cơ bản của thiết kế và thiết kế là cách truyền tải thông tin thông qua hình ảnh.

Bạn có thể quảng bá những hình ảnh thiết kế của mình thông qua truyền thông bằng từ ngữ và lời nói, truyền đạt những ý tưởng của bạn đến sếp hoặc khách hàng.
Thông thường các Designer chỉ dựa vào truyền thông hình ảnh là chủ yếu, họ cảm thấy không cần thiết phải sử dụng thêm các kỹ năng khác giúp truyền tải ý tưởng đạt hiệu quả cao hơn. Chính điều này đã làm hạn chế các Designer thể hiện tốt hơn năng lực thực sự của họ.

Có thể trao đổi về công việc, khả năng trình bày rõ ràng về ý tưởng, dự án hoặc viết bài trên blog etc…có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thiết kế của bạn trong tương lai.

2. Kỹ năng Marketing

Là nhà thiết kế đồ họa, chúng ta luôn nói đến mục tiêu quảng bá và tiếp thị trước tiên. “Kỹ năng trình bày là một trong những công việc cần thiết của Designer.

Xem thêm:  Marketing trải nghiệm với 10 chiến dịch sáng tạo không nên bỏ qua

Các Designers có xu hướng xem mình là “nghệ sĩ” hơn là “nhà tiếp thị.” Mức độ của quảng bá cần thiết trong công việc, có thể khác nhau giữa các công việc khác nhau, nhưng điều quan trọng là phải có một sự hiểu biết rõ về các mục tiêu tiếp thị và quảng bá, mối liên kết với những tác phẩm bạn đang thiết kế.

Và cuối cùng tác phẩm bạn thiết kế nhìn phải thật “cool”, để có khả năng bán chạy. Đây là điều mà hầu hết các designer phải đạt được trong sự nghiệp thiết kế của mình.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho một designer

3. Kỹ năng minh họa

Để trở thành Designer không nhất thiết phải có kỹ năng vẽ tay, không biết vẽ tay cũng không sao. Tuy nhiên, kỹ năng minh họa rất cần thiết, sẽ giúp bạn nổi bật hơn và tương lại trở thành nhà thiết kế đồ họa sẽ dễ dàng hơn.

Kỹ năng phát triển ý tưởng rất quan trọng trước khi bắt đầu thiết kế trên máy tính để bạn có thể biến ý tưởng thành tác phẩm thiết kế thông qua các công cụ kỹ thuật số.

Kỹ năng phác thảo các hình ảnh minh họa trên giấy với bút chì sẽ giúp Designer biến các ý tưởng thành tác phẩm thiết kế dễ dàng hơn, thay vì nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính và suy nghĩ xem bạn sẽ thiết kế những gì.

4. Am hiểu công nghệ

Có rất nhiều lợi ích trong việc hiểu biết về công nghệ. Ví dụ, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể thay vì yêu cầu nhân viên kỹ thuật hỗ trợ và khắc phục sự cố. Bạn cũng có thể tự khắc phục các sự cố một cách nhanh chóng thay vì phải chờ đợi nhân viên kỹ thuật đến hỗ trợ khi máy tính của bạn gặp các sự cố nhỏ.

Xem thêm:  Cách tạo ra một Slogan dễ nhớ

Am hiểu về công nghệ mới và những công cụ phù hợp nhất để thiết kế cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian. Mặc dù có thể thuê các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài, nhưng việc đó không đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho một designer

5. Kỹ năng kết nối (networking)

Các công việc liên quan đến sáng tạo thường đem lại cảm giác tự mãn khi nghề nghiệp mang đến sự thăng tiến nhanh chóng. Những người thiết kế tự do (freelancer) cần thường xuyên cập nhật kiến thức cho con đường sự nghiệp của mình. Networking giỏi là kỹ năng thiết yếu giúp phát triển sự nghiệp và cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Nếu bạn là một freelancer, networking mang đến cho bạn cơ hội để kết nối với các khách hàng tiềm năng hoặc đưa bạn đến gần những khách hàng đó hơn.

Đối với các nhà thiết kế, networking là chìa khóa mở ra cánh cổng sự nghiệp, một cơ hội việc làm tốt hơn, hoặc tạo ra động lực giúp bạn thăng tiến và đạt được mức lương cao hơn

Networking cũng cho phép bạn kết nối với những người khác trong cùng ngành nghề, hay trong giới sáng tạo nói chung. Những người bạn trong mạng lưới networking này có thể chuyển thông tin cá nhân và năng lực của bạn đến khách hàng, hoặc giới thiệu bạn với các “sếp” hoặc nhà tuyển dụng, giúp bạn có được một công việc tốt, hoặc sẽ tư vấn cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Xem thêm:  Cảm xúc của màu sắc trong thiết kế

6. Kỹ năng nghiên cứu và lập kế hoạch

Các Designer thường bỏ qua tầm quan trọng của việc nghiên cứu, cũng như lập kế hoạch chiến lược. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm thiết kế hơn là sự đầu tư nghiên cứu về xu hướng, nội dung cho thiết kế. Bạn không thể thiết kế ra các sản phẩm đúng theo suy nghĩ của khách hàng nếu bạn không có quá trình nghiên cứu về xu hướng, sở thích của họ.

Về lập kế hoạch, bạn cần phải có một quy trình làm việc và chiến lược tiếp cận từng dự án. Nắm rõ các bước từ đầu đến cuối và có thể thích nghi với từng tình huống sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả và hoàn thành đúng thời hạn. Bạn sẽ kiểm soát được tiến độ thực hiện, giúp khách hàng cũng như ông chủ tin tưởng hơn vào khả năng hoàn thành công việc của bạn.

7. Đồng cảm/ Hiểu khách hàng

Sự đồng cảm có lẽ là kỹ năng bí mật để trở thành một Designer giỏi. Thông thường, sự sáng tạo được chú trọng nhiều bởi những người nổi tiếng “divas và divos” họ quan tâm nhiều về hình thức bên ngoài.

Do đó, khả năng đồng cảm với khách hàng và thấu hiểu những khó khăn của họ sẽ giúp bạn thiết các sản phảm đúng yêu cầu.

Khách hàng của bạn sẽ vui vẻ hơn khi biết rằng bạn sẵn sàng làm việc với sự hiểu biết mong đợi từ khách hàng. Làm cho khách hàng cảm thấy giá trị to lớn từ bạn và mang lại cơ hội hợp tác tiếp theo trong tương lai.

Nguồn : www.howdesign.com