Mặc dù, chúng ta đang trong thời đại kỹ thuật số, thời mà mạng xã hội chiếm ưu thế, nhưng danh thiếp vẫn còn là một hình thức kết nối thực sự giữa bạn và đồng nghiệp của bạn, nơi mà mạng xã hội không thể có. Cho dù bạn là một freelancer, designer, founder của một startup, hoặc một vị trí nào đó trong doanh nghiệp lớn, có 2 yếu tố trong thiết kế mà bạn cần có trước khi bắt tay vào với Name card, Danh thiếp, Card visit:
- LOGO
- Màu sắc thương hiệu
Logo và màu sắc là 2 yếu tố hình ảnh quan trọng nhất cho mọi thương hiệu, đóng một vai trò cần thiết trong việc thiết kế card visit đẹp, đồng thời giúp bạn xây dựng hệ thống bố cục, layout và đặc tính một cách dễ dàng hơn.
Nội dung chính
Cần đưa thông tin gì vào Name Card
Nhóm thông tin 1: Thông tin về công ty, doanh nghiệp, dịch vụ
- Tên công ty, doanh nghiệp hoặc dịch vụ (kèm theo slogan nếu có)
- Địa chỉ: Bạn nên ghi chính xác địa chỉ cụ thể như công ty của bạn ở phòng mấy, tầng mấy, tòa nhà tên gì, số bao nhiêu, đường gì,…
- Số điện thoại
- Thư điện tử (email – thường là dạng email công ty kèm theo tên miền)
- Địa chỉ website/ địa chỉ fanpage
Nhóm thông tin 2: Thông tin về cá nhân
- Họ và tên
- Số điện thoại: đừng ghi số sim rác hoặc sim khuyến mại vào đây nhé! Nên ghi số chính – số nào online 24/7 luôn nhé.
- Địa chỉ email.
Chọn hình dạng card visit
Về cơ bản hiện nay kích thước chuẩn của name card VN là 90x55mm nếu bạn muốn thử tạo ra chút gì đó sáng tạo và khác biệt, hãy xem những sản phẩm name card của thế giới hiện nay nhé (2019)
Kỹ thuật in ấn ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều, đi kèm với đó là chi phí vô cùng hợp lý, các designer giờ đây có nhiều cơ hội để khám phá các hình dạng thay thế cho card visit truyền thống hơn.
Chọn lựa kích thước card visit
Sau khi bạn đã thống nhất được hình dạng danh thiếp ưng ý thì tiếp đến là chọn kích thước card visit phù hợp nhé.
Việc chọn kích thước phụ thuộc vào những tiêu chuẩn phổ biến ở từng quốc gia:
+ Kích thước danh thiếp tiêu chuẩn của Bắc Mỹ là 3.5×2 inch (tương đương 88.9×50.8 mm)
+ Kích thước danh thiếp tiêu chuẩn của Châu âu là 3.346×2.165 inch (tương đương 85×55 mm)
+ Kích thước danh thiếp tiêu chuẩn của Châu Úc là 3.54×2.165 inch (tương đương 90×55 mm)
Cho dù là kích thước name card như thế nào, bạn luôn luôn phải cân nhắc các yếu tố dưới đây khi thiết kế
1. Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép của thiết kế.
2. Trim line: Đường cắt mép của card visit
3. Safety line: Vùng an toàn. Đừng để những element như text hay logo rơi ra khỏi vùng này.
Hãy tham khảo tư vấn về kích thước card visit từ đơn vị in trước nhé.
Thêm logo và các yếu tố đồ họa khác
Bước tiếp theo, bạn cần sắp xếp các hình ảnh lên thiết kế card visit của mình, logo là điều bạn nên nghĩ tới đầu tiên đặt ở vị trí nào trên name card. Thông thường sẽ có hai mặt, một mặt dành cho việc đặt riêng logo, một mặt để các thông tin các nhân của mình. Tuy nhiên, nếu bạn tìm được vị trí đặt logo ở cả 2 mặt, nó cũng sẽ là một điều rất tuyệt vời.
Hãy thử đặt logo ở các vị trí khác nhau, một vị trí lạ lùng đôi khi lại mang tới sự hiệu quả không ngờ tới.
Đôi khi không nhất thiết nó phải là màu sắc chủ đạo của thương hiệu, nhưng chắc chắn bạn cần phải đảm bảo rằng khi đặt card visit đó chung với hệ thống nhận diện thương hiệu, trông nó vẫn có sự hài hòa.
Thêm các đoạn text cần thiết
Tuỳ thuộc vào tính chất công việc mà ta chọn nội dung trên card, vậy nên cần xác định rõ mình sẽ đưa đồ hoạ gì lên card. Những nội dung thường gặp:
1. Tên của bạn
2. Tên công ty
3. Vị trí
4. Số điện thoại
5. Email
6. Website
7. Social media
8. Địa chỉ
9. Slogan
Quy tắc thêm text cho một mẫu thiết kế name card cơ bản là gói gọn những thông tin cần thiết nhất, thể hiện theo cách rõ ràng nhất trong phạm vi kích thước cho phép.
Lựa chọn font chữ
Lựa chọn font chữ cũng là một công việc khá quan trọng. Mỗi font chữ đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Chính vì vậy, luôn có những quy tắc nhất định trong việc lựa chọn font sao cho phù hợp với mục tiêu mà bạn cần. Một số font chữ được các designer sử dụng phổ biến:
- Proxima Nova, Helvetica, Museo, Futura, Brandon Grotesque (phổ biến); Arial, Times New Roman, Courier New, Helvetica, Times, Courier, Verdana, Georgia (font chữ hệ thống); Gibson, Gotham, Classic Grotesque, Montserrat (font chữ web).
- Thông thường chọn và gợi ý font chữ là công việc của nhóm thiết kế. Phông chữ này có thể lấy từ phông chữ nhận diện thương hiệu của bạn nếu đã có sẵn, trong trường hợp bạn chưa có hay muốn sáng tạo thêm thì nhà thiết kế chọn font phù hợp để gợi ý.
Lựa chọn chất liệu in ấn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các chất liệu giấy in khác nhau. Bạn cần cân nhắc lựa chọn chất liệu với giá cã hợp lí. Nếu bạn không có nhiều kiến thức về in ấn thì nên nhờ tư vấn của xưởng in để đảm bảo cho bản in của bạn đạt chất lượng tốt nhất.
Hoàn thành thiết kế
Đầu tiên, đánh giá về mặt hình ảnh: Mắt bạn di chuyển thế nào trên card visit. Điều gì làm bạn chú ý đầu tiên? Cuối cùng?
Thiết kế card visit không chỉ đơn giản là nơi để thông tin liên lạc của bạn – nó đồng thời còn là đại diện cho hình ảnh của bạn và thương hiệu nữa.
Tóm tắt thiết kế Name Card
Bước 1: Các bạn mở phần mềm Adobe Illustrator, tạo file mới A4 hoặc A3, nhớ chọn độ phân giải 300ppi và hệ màu CMYK.
Bước 2: Sử dụng công cụ Rectangle tool (M) tạo một khối chữ nhật có kích thước 90 x 55mm
Nếu bạn muốn thử tạo ra chút gì đó sáng tạo và khác biệt thì hãy tuỳ ý kích thước.
Bước 3: Đặt logo chọn màu chủ đạo, thêm thông tin cần thiết và các yếu tố đồ hoạ vào name card.
Bước 4: Hoàn thiện name card và đêm đi in ấn.