Thương Hiệu, Bộ Nhận Diện Thương Hiệu và Logo có gì khác nhau

Logo không phải là thương hiệu, cũng không phải là bộ nhận diện của bạn. Thiết kế logo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đều có những vai trò khác nhau, chúng cùng nhau tạo thành một nhóm hình ảnh giúp truyền nhận thức, giá trị của một doanh nghiệp và sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng.

Nội dung chính

Khái niệm cụ thể

  • Thương hiệu là tất cả những gì mọi người nghĩ về doanh nghiệp bao gồm tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp như thế nào trong con mắt khách hàng và suy nghĩ của công chúng.
  • Bộ nhận diện thương hiệu là tất cả các khía cạnh trực quan tạo thành một phần của thương hiệu tổng thể bao gồm các tài liệu như logo, bộ màu, font chữ… và các sản phẩm thiết kế đi kèm.
  • Logo là biểu tượng, hình dạng giúp doanh nghiệp thể hiện sự riêng biệt của bản thân ở dạng đơn giản nhất, giúp phân biệt rõ ràng các doanh nghiệp với nhau.
 

 

Mối liên kết giữa 3 khái niệm

  • Logo là một phần cấu thành bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sử dụng bộ nhận diện thương hiệu với mục đích tiếp cận, gây ấn tượng, tác động mang lại cảm xúc tích cực cho khách hàng tiềm năng. Bằng các chiến lược truyền thông thương hiệu, doanh nghiệp hy vọng công chúng sẽ ghi nhận thương hiệu của họ, đánh dấu nó lại và nghĩ đến nó khi họ có nhu cầu.
  • Hình ảnh được ghi nhận bởi công chúng được hiểu chính là thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Như vậy, bạn có thể thấy: Quá trình tạo nên một thương hiệu vững chắc trong lòng công chúng là một chặng đường dài đòi hỏi nhiều nỗ lực và công sức, trong đó nhà thiết kế thương hiệu đóng vai trò tạo nên nền tảng cho thương hiệu, hay còn được gọi là logo và bộ nhận diện thương hiệu.

Thương hiệu (Brand) là gì?

Làm thương hiệu chắc chắn không phải là một vấn đề nhỏ – có hàng trăm cuốn sách đã được viết về chủ đề này, tuy nhiên để nói ngắn gọn, bạn có thể mô tả một “thương hiệu” là một tổ chức, dịch vụ hoặc sản phẩm có “tính cách” được định hình bởi nhận thức của khán giả.

Xem thêm:  Danh thiếp, Name card, Business card, Card visit

Dựa trên điều này, cũng cần phải nói rằng một designer không thể tạo nên một thương hiệu – chỉ có khán giả/người tiêu dùng mới có thể làm điều này. Designer chỉ có thể tạo ra nền tảng của thương hiệu.

Nhiều người tin rằng một thương hiệu chỉ bao gồm một vài yếu tố – một vài màu sắc, một vài font chữ, logo, slogan và có thể có một số đoạn nhạc được thêm vào trong những sản phẩm truyền thông… Thực tế, nó phức tạp hơn thế nhiều.

Ý tưởng cơ bản và khái niệm cốt lõi đằng sau việc có một “hình ảnh công ty” là bất kỳ thứ gì mà công ty làm, mọi thứ sở hữu của công ty và mọi thứ mà công ty tạo ra đều phản ánh toàn bộ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chính sự nhất quán của ý tưởng cốt lõi này đã tạo nên một tổ chức, thúc đẩy tổ chức, cho thấy những gì tổ chức đại diện, những gì tổ chức tin tưởng và tại sao chúng tồn tại. Nó không hoàn toàn là một số màu sắc, một số kiểu chữ, logo hay slogan.

Ví dụ: Hãy để nhìn vào công ty về công nghệ nổi tiếng: Apple. Apple với tư cách là một công ty với văn hóa doanh nghiệp nhân văn và đạo đức doanh nghiệp mạnh mẽ, đượ hỗ trợ bởi các mục đích tốt và sự tham gia vào cộng đồng.

Những giá trị của doanh nghiệp thể hiện rõ ràng trong tất cả mọi thứ họ làm, từ các sản phẩm và quảng cáo sáng tạo của họ, cho đến dịch vụ khách hàng của họ.

Apple là một thương hiệu rất cảm xúc, thực sự kết nối với mọi người – khi mọi người mua hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ; họ cảm thấy là một phần của thương hiệu, giống như một gia đình. Chính sự kết nối cảm xúc này tạo ra thương hiệu của họ – không hoàn toàn là sản phẩm của họ và logo mà họ có.

Bộ nhận diện thương hiệu (Identity) là gì?

Một vai trò quan trọng trong “thương hiệu”, hay “hình ảnh” của một công ty là bộ nhận diện của nó.

Xem thêm:  Tham khảo một số mẫu Logo bất động sản

Thiết kế bộ nhận diện dựa trên các đồ vật và vị trí trực quan được sử dụng trong một công ty. Đi kèm với các đồ vật đó là những định hướng một số các đặc tính đi kèm để làm nổi bật lên tính cách của công ty: cách sử dụng màu sắc, font chữ, bố cục, kích thước…

Những định hướng này đảm bảo rằng đặc điểm của công ty sẽ được giữ thống nhất, giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng được nhận ra.

Bộ nhận diện thương hiệu (Identity)

Nhận diện hay “hình ảnh” của một công ty được tạo thành từ nhiều phương tiện hình ảnh như:

  • Biểu trưng (logo).
  • Văn phòng phẩm (Tiêu đề thư, name card, phong bì và card visit.
  • Tài liệu Marketing (Tờ rơi, tờ gấp, website,…)
  • Sản phẩm và bao bì (Sản phẩm bán và bao bì của chúng)
  • Trang phục (đồng phục của nhân viên)
  • Chỉ dẫn ( Biển tên phòng, khu vực,…)
  • Thông điệp và hành động ( Thông điệp được truyền tải qua các phương tiện truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp)
  • Các truyền thông khác (Âm thanh, mùi, xúc giác, v.v…)
  • Bất cứ hình ảnh nào đại diện cho doanh nghiệp.

Tất cả những điều này tạo nên một bộ nhận diện hỗ trợ toàn bộ thương hiệu. Tuy nhiên, logo là bản sắc công ty và thương hiệu được gói gọn trong một nhãn hiệu nhận dạng. Dấu ấn này là hình đại diện và biểu tượng của toàn bộ doanh nghiệp.

Ngoài các sản phẩm mang thương hiệu của mình thì những cửa hàng của Apple và những trải nghiệm tại cửa hàng cũng được coi là một phần bộ nhận diện của họ, và tất nhiên tất cả đều được “thiết kế” rất cẩn thận.

Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.

Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong bộ nhận diện thương hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hóa của doanh nghiệp đó. Tất cả những thứ trên tạo nên bản sắc và hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu.

Xem thêm:  Những vấn đề thường gặp khi thiết kế logo giá rẻ

Hơn nữa, việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đa dạng sẽ giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu, sản phẩm của công ty bạn. Giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến khi cần. Hình ảnh chuyên nghiệp của công ty thông qua hệ thống nhận diện cũng làm cho đội ngũ của bạn cảm thấy tự hào hơn, trung thành hơn và muốn phấn đấu xây dựng thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Logo là gì?

Để hiểu logo là gì, trước tiên chúng ta phải hiểu nó dùng để làm gì.

Logo là dùng để nhận dạng.

Logo xác định một công ty hoặc sản phẩm thông qua việc sử dụng biểu tượng, ký tự, hình ảnh hoặc chữ ký. Một logo không thể lột tả hết mọi thứ của một công ty. Logo giúp công ty thể hiện được thông điệp, câu chuyện muốn truyền tải. Có một câu mình rất thích trong một cuốn sách về Branding mình từng đọc: “Logo là để nhận dạng, không phải để giải thích!”.

Hãy xem logo như một con người. Chúng ta thích được gọi bằng tên của mình – Minh, Thắng, Thái… – hơn là một ai đó mô tả chúng ta theo kiểu: “thằng con trai luôn mặc áo màu hồng và có mái tóc vàng nhưng nhìn chuẩn men”…

Những kiểu mô tả chung chung và mơ hồ như vậy rất khó để nhớ! Theo cách tương tự, một logo không nên mô tả theo nghĩa đen những gì doanh nghiệp làm mà thay vào đó xác định doanh nghiệp theo cách dễ nhận biết và dễ nhớ nhất.

Một điều cũng quan trọng cần lưu ý là chỉ sau khi logo trở nên quen thuộc, nó mới hoạt động theo cách nó được dự định giống như cách chúng ta phải học nhiều tên người khác để nhận biết.

Logo giúp ta xác định một doanh nghiệp hoặc sản phẩm ở dạng đơn giản nhất.