Thiết kế thương hiệu Thái Thịnh Group

Nội dung chính

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity chính là bộ mặt của một thương hiệu. Có nhiều quan điểm cho rằng, thương hiệu là một khái niệm về cảm xúc mang tính triết học, là một loại tài sản vô hình. Còn bộ nhận diện thương hiệu chính là thứ đại diện cho những ý tưởng và mục đích lớn của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp thu hút khách hàng mới và đồng thời khiến khách hàng hiện tại cảm thấy thoải mái và cảm thấy thân thuộc. Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định liệu bộ nhận diện thương hiệu này có đem lại hiệu quả hay không chính là sự nhất quán.

Logo Thái Thịnh Group

Logo Thái Thịnh Group

Hệ thống nhận diện thương hiệu – Corporate Identity Program bao gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu được viết tắt bởi CIP – Corporate Identity Program hiểu đơn giản là tất tần tật những điểm chạm về mặt thị giác đối với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu hệ thống nhận diện khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại vẫn sẽ có một vài điểm cơ bản:

1. Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu: Những yếu tố cơ bản đầu tiên mà bạn bắt buộc phải xây dựng cho nhận diện thương hiệu để tạo sự nhất quán như: Logo, màu sắc, font chữ, hệ thống hình ảnh sử dụng, icon, hình minh họa,…

2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng: Trong hệ thống nhận diên này, các đầu mục mà bạn cần thiết kế có thể kể đến như: tiêu đề thư, name card, đồng phục, biển bảng, mẫu hợp đồng, hóa đơn chứng từ, áo mưa, huy hiệu, thẻ ra vào…

3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM: Các thiết kế POSM như biển bảng quảng cáo, banner, poster, standee, catalogue, brochure, tờ rơi, tài liệu bán hàng, quầy hàng, kệ sản phẩm…

4. Hệ thống nhận diện trên Internet: Website, Landing Page, App Mobile, Hình ảnh trên mạng xã hội, hệ thống hình ảnh chạy quảng cáo Banner Ads, Google Ads, Facebook Ads

Name card Thái Thịnh Group

Quy trình 6 bước thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp

Có 6 bước tất cả trong quy trình thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp, để giúp doanh nghiệp bạn sở hữu hình ảnh ấn tượng và khác biệt.

Xem thêm:  Card visit, name card, danh thiếp là gì?

1. Xác định khách hàng mục tiêu trước khi thiết kế

Trước khi bắt tay vào thiết kế logo và ứng dụng nhận diện thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định khách hàng mục tiêu. Đây có thể nói là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quy trình thiết kế bởi lẽ, chính khách hàng và thị trường sẽ quyết định thay bạn: màu sắc của thương hiệu trông thế nào? Logo sẽ là biểu tượng, hay dạng typeface? Và thông điệp bạn muốn truyền tải là gì?

Bạn sẽ cần khắc họa bức tranh tổng quan nhất về thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu. Trong marketing nói chung và branding nói riêng, có 2 cách để xác định: Nhân khẩu học (demographics) và tâm lý học (psychographics).

A. Xác định demographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Giới tính là gì?

2. Khách hàng thuộc nhóm tuổi nào?

3. Công việc của họ là gì?

4. Họ sinh sống và làm việc ở đâu?

5. Mức thu nhập của khách hàng là bao nhiêu?

6. Dựa vào cụ thể từng sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể phân tích sâu hơn về các yếu tố như trình độ học vấn, ngôn ngữ, quốc gia, chiều cao, cân nặng,…

B. Xác định psychographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Họ thường tham gia các hoạt động nào? Sở thích và hành vi của họ?

2. Những vấn đề của khách hàng mục tiêu liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp

3. Các giá trị liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của bạn

Một số các yếu tố liên quan đến tâm lý khác mà bạn có thể quan tâm như: Hành vi mua sắm, địa điểm ăn uống ưa thích, mối quan tâm đến chính trị, các lựa chọn giải trí… Nếu bạn muốn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu thành công, bạn cần có những đặc tính thương hiệu liên quan tới đối tượng này

Xem thêm:  Thiết Kế Thương Hiệu Bất Động Sản

Bao thư Thái Thịnh Group

2. Xây dựng các giá trị của thương hiệu

Ở trong giai đoạn này, bạn cần xác định rất rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn có điểm gì khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường. Bạn cần trả lời câu hỏi quan trọng bậc nhất:“ Tại sao khách hàng nên chọn chúng ta, mà không nên chọn đối thủ?”

Hãy vạch ra các đầu dòng cụ thể những thông điệp và giá trị mà bạn nghĩ khách hàng sẽ cảm thấy ưa thích chúng. Đừng mơ hồ và chung chung như “Dịch vụ của tôi chuyên nghiệp hơn của đối thủ”, hãy trả lời bằng các lý do thật sự rõ ràng và mạch lạc.

3. Lựa chọn màu sắc cho thương hiệu

Sau khi đã xác định được chân dung của khách hàng và những giá trị khác biệt của thương hiệu. Giờ là lúc bạn đi vào xây dựng ngôn ngữ hình ảnh. Và yếu tố đầu tiên chính là lựa chọn màu sắc chính để thể hiện cho thương hiệu.

Màu sắc chính sẽ được ứng dụng ở mọi nơi mà thường hiệu xuất hiện – Logo, Card visit, biển bảng, website, đồng phục nhân viên…

Do đó bạn cần thấu hiểu về tâm lý học màu sắc.

Các màu sắc khác nhau sẽ tác động tới bộ não của con người khác nhau. Văn hóa địa phương cũng có mối liên kết tới tâm lý của màu sắc. Dưới đây là những đặc tính của chúng mà bạn nên tham khảo:

  • Màu đỏ: Nguy hiểm, đam mê, tình yêu và khẩn cấp
  • Màu vàng: Hạnh phúc, ấm áp và lạc quan
  • Màu xanh nước biển: Sự yên bình, tin tưởng và bảo mật
  • Màu cam: Sự thú vị, tự tin và cảnh báo
  • Màu xanh lá cây: Sức khỏe, tự nhiên và tăng trưởng
  • Màu tím: Hoàng gia, sắc đẹp và thông thái
  • Màu hồng: Lãng mạn, dịu dàng, và nữ tính
  • Màu đen: Sang trọng, bí hiểm và che giấu
  • Màu trắng: Tinh khiết, cởi mở và minh bạch
Xem thêm:  Thiết kế thương hiệu Gạo Quế Chi - Công ty SX TM Phúc Thịnh

Guideline Thái Thịnh Group

Ở giai đoạn này, bạn sẽ tiến hành thiết kế Logo cho thương hiệu của mình, phản ánh các giá trị của doanh nghiệp để truyền tải tới khách hàng mục tiêu. Đây là lúc bạn kết tinh toàn bộ các thông tin, dữ liệu bạn thu thập ở 3 bước trên, để tạo nên một Logo có tính nhận diện tốt, và dễ dàng ghi nhớ.

5. Lựa chọn Font chữ cho thương hiệu

Mặc dù font chữ – typography không đóng một vai trò quan trọng như Logo hay màu sắc, nó vẫn là một yếu tố không thể thiếu giúp thương hiệu của bạn tăng được yếu tố nhận diện và khả năng truyền tải thông điệp.

Có ba loại font chữ chính bạn sẽ lựa chọn: 1 cho Logo, 1 cho phần tiêu đề chính, và 1 cho toàn bộ nội dung khác trên website hay ấn phẩm thiết kế.

Bạn có thể chọn lựa font chữ từ 3 website hữu ích này để sử dụng:

1. Google Fonts

2. Adobe Typekit

3. Wordmark.it

Folder kẹp file Thái Thịnh Group

6. Thiết kế cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu

Mục đích của cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu sẽ cung cấp chi tiết các hướng dẫn sử dụng cho từng yếu tố trong thường hiệu. Đây là yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự nhất quán khi sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.

Những yếu tố quy chuẩn cơ bản nằm trong cẩm nang thương hiệu bao gồm:

1. Tổng quan về lịch sử thương hiệu, tầm nhìn & sứ mệnh, tính cách cũng như các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

2. Các thông điệp chính, tuyên ngôn về nhiệm vụ của thương hiệu.

3. Cẩm nang sử dụng Logo, các trường hợp được phép và không được phép.

4. Bảng màu – Hệ thống màu chính và màu phụ của thương hiệu.

5. Typography – Hệ thống các font chữ sử dụng trên toàn bộ nhận diện.

6. Phong cách hình ảnh phù hợp với thường hiệu

7. Các hướng dẫn triển khai các ứng dụng nhận diện thương hiệu khác: tài liệu văn phòng, biển bảng, ứng dụng trên Digital…

Giấy tiêu đề Thái Thịnh Group